Lùn không thấy núi! – Đoàn Xuân Thu

Đoàn Xuân Thu

Từ đường Trần Quang Khải, Tân Định đi thẳng vô đường Nguyễn Hữu Cảnh, cuối đường có mũi tàu chia ra hai nhánh: nhánh bên phải là xóm lớn dẫn ra bờ kinh Nhiêu Lộc, có chùa Vạn Thọ; nhánh bên trái là xóm nhỏ 10 căn, có chùa Quảng Thành rất nhỏ. Chỉ một khu xóm mà có đến 2 ngôi chùa nên được gọi là Xóm Chùa. Ở Xóm Chùa, nhưng anh bạn văn của tui lại theo đạo Công giáo, vì quê của ba ảnh ngoài tỉnh Quảng Bình.

Anh bạn văn của tui có ghi lại một hồi ức, một câu thương tâm, của chính anh là: “Chạm cửa thiên đường”

“Tháng 6, năm 1982, sau một chuyến hải hành gian nan đã đến được Kuku, Nam Dương. Mừng vì đến được bến bờ tự do chưa thỏa thì đau đớn thay chỉ 2 tháng sau, cơn sốt rừng ác tính đã mang vợ tôi đi mãi mãi!

Mộ em trên sườn đồi, cạnh bãi đáp trực thăng, là một vùng đất sét pha cát, khá xốp, chứ không phải đá núi nên chiếc quan tài của Cao ủy trong đó xác bọc bằng một tấm nilon lúc hạ huyệt cũng sâu tới 2 thước đất. Một chiếc thánh giá bằng gỗ đơn sơ, tên em và ngày mất được khắc lên trên đó. Tôi đã chôn theo em gương, lược, áo quần! Chiếc nhẫn cưới em vẫn còn đeo trên ngón tay áp út!”

Năm 2009, từ Footscray, thủ phủ Melbourne, tiểu bang Victoria. Úc Châu, lại vượt trùng dương, tôi trở lại bán đảo Ku Ku hầu mang tro cốt của vợ tôi về lại nhà thờ Tân Định. Giờ khai quật, cẩn trọng đào xuống gần 2 tiếng đồng hồ, chiếc áo quan hiện ra, nắp ván thiên đã mục rã thành cát bụi sau thời gian dài đăng đẳng. Trên nền xi-măng của bãi trực thăng ngày cũ, dưới cơn mưa rừng nhiệt đới Nam Dương nặng hạt, (Mưa rừng ơi mưa rừng! Hạt mưa nhớ ai mưa triền miên?), tôi thu lượm di vật: gương lược, chiếc nhẫn cưới đã từng chôn theo em. Tất cả được bỏ trong chiếc bọc nilon. Hài cốt được hỏa thiêu dần dần biến thành tro trắng! Cát bụi đã trở về cát bụi!

Trại tỵ nạn Kuku, Nam Dương. photo Carina. 

Nhìn lên đỉnh đồi phủ mờ mây trắng như một dải khăn tang nghìn trùng xa cách. Xin tạ ơn đất trời Kuku, dẫu quê người, vẫn rộng lượng cho xác thân em tạm nương suốt 27 năm qua. Ngày xưa, khi chiếc tàu Cao ủy xa dần Kuku, tôi đã thầm hẹn với em ngày trở lại. Bây giờ tôi đã trở lại vì ai nỡ bỏ em mồ hoang cỏ lạnh cho đành! Trời Kuku bỗng đổ một cơn mưa rừng nhiệt đới! Cơn mưa rừng nhiệt đới ngày xưa phân ly, tôi đi, em ở! Và cơn mưa rừng nhiệt đới chiều nay tôi trở về Ku Ku để tìm lại em”. Xin hãy rót xuống một giọt rượu để giải oan cho những cái chết tức tưởi trong cuộc biển dâu nầy!

Bài hồi ức nầy là lời tố cáo đanh thép; chính vì sự cai trị tàn ác, hà khắc của CSBV sau khi chiếm được Miền Nam đã đẩy hàng triệu bà con mình vượt biển tìm tự do. Chen chúc trên những con thuyền mỏng manh, thuyền nhân trở thành con mồi ngon cho bọn cướp biển Thái Lan. Nhiều người đã bị chết khát, chết đói và chết đuối.

Thế giới rúng động trong niềm thương cảm. Từ điển tiếng Anh có thêm chữ ‘boat people’ là thuyền nhân, người tị nạn chạy trốn CS bằng thuyền.

Trước hồi ức vô cùng đau xót của anh làm biết bao nhiêu người Việt quốc gia rơi lệ, bị chạm nọc, CS sai một bầy dư luận viên dốt nát ra sủa rân nhằm mục đích lấp liếm cái tội ác tày trời này do chính bọn chúng đã gây ra với dân tộc Việt Nam. Chúng trâng tráo cho rằng câu chuyện đau lòng nầy không có thiệt. Chúng lu loa rằng dùng chữ ‘sốt rừng ác tính’ là không trúng… bla bla… Một con khỉ đít đỏ dám bố láo như vầy: “Tớ cũng sắp đi theo ông bà ông vải. Tớ cũng đã từng lặn lội rừng sâu, từ Bắc vào giải phóng Miền Nam, nên tớ rành: chỉ có ‘sốt rét ngã nước’ (nhẹ) và ‘sốt rét ác tính’ (chết như chơi). Nhưng chưa bao giờ nghe ai nói cái ‘vụ sốt rừng ác tính’. Chắc bệnh này mới xuất hiện ở Melbourne, Úc?”

Anh bạn văn gọi đám dư luận viên, an ninh mạng CS, là bọn khỉ đít đỏ. Tui hỏi tại sao anh gọi như thế? Thì ảnh cắt nghĩa: “Là người có đạo, tôi tin Chúa, tôi là người hữu thần. Tin tổ tiên con người là khỉ, CS là người vô thần, chúng lại phát xuất từ rừng Trường Sơn, nên chúng là khỉ đít đỏ (màu cờ máu của CS).

Trại tỵ nạn Kuku, Nam Dương năm 1981. photo Gaylord Barr.

Ảnh ‘bụp’ lại con khỉ đít đỏ Trường Sơn đó như vầy: “Sốt là nóng. Nên mới có chữ nóng sốt. Thân nhiệt trên 37 độ rưỡi là sốt. Sốt cho biết cơ thể đang bị nhiễm trùng. Rét là cơ thể bị lạnh run. Nên mới có chữ giá rét, hoặc rét mướt. Trong bài ‘Đôi bờ, Quang Dũng có viết: “Rét mướt mùa sau chừng sắp ngự. Kinh thành em có nhớ bên tê? Giăng giăng mưa bụi quanh phòng tuyến. Hiu hắt chiều sông lạnh bến tề.”

Sốt rừng, rét rừng hay sốt rét rừng là sốt do muỗi cái trong rừng chích. Bọn CSBV xâm nhập VNCH qua đường mòn HCM đứa nào mà không bị vi trùng sốt rét giết hồng huyết cầu; nên da nó xanh bủng màu chì như thằng hút á phiện. Bọn khỉ đít đỏ nầy lùn không thấy núi, không biết sốt rừng (jungle fever) tiếng dân dã để chỉ sốt rét (malaria), sốt xuất huyết (dengue fever), sốt vàng da (yellow fever) trong rừng đầy sơn lam chướng khí. Ác tính vì những căn bệnh nầy làm bịnh nhân bị thiếu máu, suy thận, và tổn thương não, co giật rồi chết.

(Theo báo cáo của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR), những thuyền nhân Việt Nam tị nạn CS trong các trại ở Indonesia, bao gồm cả ở Kuku vào năm 1979, có 1,433 ca bệnh sốt rét trong số những người tị nạn ở Kuku, với tỷ lệ tử vong là 10.5%.)

Cuối cùng không có cách nào để làm cho những con khỉ đít đỏ Trường Sơn, lùn không thấy núi nầy, hiểu được tiếng người; nên tui khuyên anh: “Ối hơi đâu? Anh nên áp dụng câu châm ngôn tiếng Anh là “The dogs bark, but the caravan goes on’ (Chó cứ sủa đoàn lữ hành cứ đi). Nhưng ảnh cứ khăng khăng không chịu nghe tui, cứ tiếp tục đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.

DXT

Nguồn: https://baotreonline.com/van-hoc/phiem/lun-khong-thay-nui.baotre

Leave a comment