HẢI QUÂN và những ngày cuối cùng của VÙNG I CHIẾN THUẬT – PHỎNG VẤN PHÓ ĐỀ ĐỐC HỒ VĂN KỲ-THOẠI

Trích đăng từ trang nhà: https://hosovnch.blogspot.com/     

(trích trong SÁCH “HQVNCH PHỎNG VẤN 4 VỊ sĨ qUAN CAO CẤP”)
                                                                                                                      Người dịch: Đặng Văn Mỹ
                                                                                                                           Tài liệu:
Thềm Sơn Hà

 Phó Đề đốc Thoại thảo luận về sự phát triển của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa từ lúc hình thành năm 1955; mối liên hệ với cố vấn Hoa Kỳ, hoạt động của tàu xâm nhập vịnh Vũng Rô tháng hai năm 1965, cuộc rút lui của Quân đoàn I năm 1975 và sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam.

Thực hiện bởi Oscar P. Fitzgerald ngày 20 tháng 9 năm 1975, văn khố lưu trử về Hành quân_ Trung tâm Hải sử_Hải quân Hoa Kỳ. 

H:  Ảnh hưởng của sự triệt thoái cao nguyên vào tháng ba năm 1975 như thế nào đối với hoạt động của ông.  Nó có ảnh hưởng gì không?
Đ:  Với binh sĩ của Quân đoàn I, tôi không rõ, nhưng với người của vùng I Duyên hải nó không có nhiều, ngoại trừ thủy thủ; họ quan tâm phần nào, nó ảnh hưởng tâm lý một chút bởi vì tin đồn loan truyền chúng tôi đã ký một hiệp ước giao vùng II và vùng I cho Bắc Việt Nam hoặc cho Chánh phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam (PRG: Provisional Revolutionary Government of South Vietnam).  Vì thế, rất nhiều người tiếp tục bàn luận về việc nầy. Do đó, khi họ thấy Ban Mê Thuột sụp đổ và rồi Pleiku di tản, họ bắt đầu lo lắng.
H:  Có phải họ nghĩ chuyện đó có thật?
Đ:  Đúng vậy.  Rồi sau đó, biến cố ở Huế.
H:  Ông có được tham khảo ý kiến gì không về việc triệt thoái cao nguyên?
Đ:  Cao nguyên, không.  Tôi không liên hệ gì đến cao nguyên.  Đó là vùng II Duyên hải.
H:  Như thế việc kế tiếp là trận đánh ở Huế?
Đ:  Trận ở Huế, đúng.
H:  Vai trò của ông trong đó là gì?
Đ:   Tôi có giữ báo cáo về Huế.  Các tàu tham dự gồm có 3 Hộ tống hạm (HQ-7, HQ-12, HQ-14), 4 Tuần duyên hạm (PGM), 4 Tuần duyên đỉnh (WPB), 3 Tuần dương hạm (HQ-5, HQ-16, HQ-17), 1 Khu trục hạm (HQ-1), 1 Trợ chiến hạm (HQ-228) và 2 Duyên tốc đỉnh (PCF).  Trong số tàu nầy, HQ-16 và HQ-5 đã có mặt ở Hoàng Sa. Hai tàu này đã hiện diện trong ngày cuối cùng ở Đà Nẵng và Huế. 
H: Họ ở đó để sửa chữa?
Đ: HQ-5 và HQ-4, hai mươi bốn giờ sửa chữa.  Không có gì nặng lắm. Và ra biển trở lại.  Nhưng HQ-16, vài tháng ở Sài Gòn (LND: các chiến hạm sửa chữa sau hải chiến Hoàng Sa).  Tôi thấy các chiến hạm nầy khi CSBV bắt đầu tràn ngập các tiền đồn xung quanh Huế.  Tôi có một tàu di chuyển nhanh, tuần tiểu trên vùng đó. Với đội hình như thế và dùng một chiến hạm làm soái hạm cho vị tư lệnh chiến trường Huế, Tướng Thi (LND: Trung tướng Lâm Quang Thi), Phụ tá Tư Lệnh Quân đoàn 1.

H:  Tướng Trưởng?
Đ:  Đúng, phụ tá cho Tướng Trưởng.  Ông chịu trách nhiệm lực lượng ở đèo Hải Vân.  Tôi có một tàu ở đó sẵn sàng trong trường hợp ông muốn dời bộ tư lệnh của ông ra tàu. Vào ngày 24, khi Bắc Việt Nam bắt đầu chiếm đóng quốc lộ, rồi cắt đôi ở đây khiến Sư đoàn I Bộ binh và Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến cùng một Lữ đoàn Thiết kỵ bị mắc kẹt xung quanh Huế.
H:  Họ bảo vệ Huế và rồi Cộng Sản cắt đèo Hải Vân và cắt đứt họ.
Đ:  Đúng. Cắt đường tiếp vận và cô lập họ.  Do đó, con đường tiếp vận duy nhất là đường biển.  Chúng tôi có nhiều, nhiều buổi họp, đôi khi hai lần một ngày, về việc bảo vệ Huế.  Và có lệnh bảo vệ Huế và lệnh bỏ Huế trái ngược nhau
H:  Đến từ Sài Gòn?
Đ:  Đúng, từ Sài Gòn. Việc nầy rất là bối rối. Chúng tôi không biết phải làm gì để giải quyết tình trạng nầy.
H:  Tại sao có những lệnh trái ngược nhau?
Đ:  Tôi không biết.  Việc đó giữa Tướng Trưởng và Tổng thống Thiệu.  Tôi không biết chuyện gì xảy ra.  Nhưng ngày 24, xế trưa ngày 24, Tướng Trưởng gọi tôi và Không quân vào và quyết định di tản tất cả quân sĩ khỏi Huế đêm hôm đó.  Tôi không có kế hoạch nào cả để mang toàn thể sư đoàn và hai lữ đoàn và có thể cùng với bốn mươi hoặc năm mươi ngàn quân nhân thuộc các lực lượng khác. Làm thế nào để anh thi hành việc nầy, ngay cả Hải quân Hoa Kỳ; tôi không nghĩ anh có thể làm được việc nầy với vài giờ báo trước.
H:  Tại sao quyết định di tản được đưa ra?  Có phải Huế không được yểm trợ bằng đường biển?  Có phải ông không thể tiếp tục yểm trợ họ bằng cách đó?
Đ:  Tôi nghĩ chúng tôi có thể tiếp tục yểm trợ bằng đường biển.  Nhưng vì lý do nào đó, anh biết …
H:  Ông có nói với họ ông có thể tiếp tục yểm trợ họ không? Họ có hội ý với ông về quyết định không?
Đ:  Không, họ không có hội ý với tôi.  Họ chỉ cho tôi biết quyết định.  Đó là cách thức được thi hành. Chúng tôi có thể yểm trợ bằng đường biển, không thành vấn đề. Lệnh mang họ từ bên kia đèo đến đây được ban ra cho tôi vào xế trưa.  Tôi trở về soạn kế hoạch cho đêm hôm đó. 
H:  Ông sẽ rút lui xuống đây?
Đ:  Rút lui xuống đây.  Tôi bảo họ rằng việc đó rất nguy hiểm.  “Ông phải giữ an ninh ngọn núi nầy.  Vì khi ông di chuyến hàng ngàn người, chạy nhanh như thế, chúng nó sẽ giết họ tất cả.” Vì vậy tướng Trưởng ra lệnh Thủy quân Lục chiến (TQLC) bảo vệ ở đây.  Nhưng TQLC không bao giờ thi hành.  Tôi cố gắng đánh chìm một vài tàu ở đây để người ta có thể vượt qua.  Nhưng dòng nước rất mạnh.  Khi họ đến, thay vì có trật tự, họ chạy hoàn toàn vô trật tự và không có lính, không có sĩ quan chỉ có xe vận tải và xe thường.  Tôi dự trù đêm hôm sau, 36 giờ sau, họ sẽ đến vùng nầy, tại đơn vị Hải quân của tôi.  Nhưng đêm đó, sau khi tôi trở về từ Nha Trang, họ đã có mặt ở đó.
H:  Tên của căn cứ nhỏ nầy là gì?

Đ:  Duyên đoàn 13 và đầm Cầu Hai (LND: Cửa Tư Hiền lối vào đầm Cầu Hai_Cau HaiLagoon).
H:  Ồ, tôi thấy căn cứ ở đây về phía bắc?
Đ:  Đúng.
H:  Ông nói là ông muốn đánh chìm thứ gì đó ở đây để làm cầu nối?
Đ:  Đúng.
H:  Như thế ông có thể tấn công từ phía bên nầy?
Đ:  Đúng.  Và như vậy lính có thể vượt qua.  Vì chỗ nầy bị VC chiếm giữ.
H:  Tốt, vậy chỗ nào là điểm hẹn?
Đ:  Ngay chỗ nầy ở căn cứ Hải quân.
H:  Tại sao ông muốn mang họ lại đây?
Đ:  Vì đó là kế hoạch của vị tướng.
H:  Ồ, ông ấy muốn đón họ ở đó?
Đ:  Đúng.  Rồi để họ ở đó như thế họ có thể về Đà Nẵng.
H:  Ồ, họ muốn đi đường bộ?
Đ:  Đường bộ.  Tôi muốn áp dụng kế hoạch nầy để đem họ ra đây.  Và ông ấy muốn cách nầy.
H: Như vậy kế hoạch nguyên thủy chỉ thị ông chở họ qua đây, đúng không?
(LND: vì đang sử dụng bản đồ do đó các địa điểm không được ghi nhận chính xác)
Đ:  Đúng, đúng. Vì thế khi ông ra lệnh, tôi trở về và thảo luận với sĩ quan hành quân của tôi và chúng tôi nghĩ nếu một ngàn người đi như thế, họ sẽ bỏ lại tất cả quân xa. Họ không thể nào mang tất cả theo.  Như thế chúng tôi sẽ mất tất cả dụng cụ. Thứ nhì, họ sẽ bỏ chạy và quăng vũ khí đi.  Vì thế tôi nghĩ rất nguy hiểm.  Nếu họ bị kẹt ở đây, CSBV sẽ đến và tiêu diệt họ. Tôi nghĩ một cách tốt hơn là đi đến Tho Nha (LND: không thấy địa danh này trên bản đồ).  Phòng thủ rất quan trọng. Và rút khỏi Tho Nha.  Nhưng vào lúc 21 giờ 20, tôi nói chuyện với sĩ quan hành quân của tôi.  Tôi có ý tưởng khác. Tôi gọi nói chuyện với Tướng Lân TQLC là tôi muốn gặp Tướng Trưởng, tôi nói, “Tại sao di tản Huế?” Ông bảo,”Chúng ta sẽ đánh lại,  đánh ngược trở lại, thay vì chạy đi.  Đó là lý do tại sao chúng ta không đánh trả.”  Tôi lấy xe jeep của tôi, tôi lái xe và Đại tá Khuê ngồi bên cạnh tôi.  Tôi lái từ bộ tư lệnh của tôi, không tài xế, không cận vệ.  Tôi lái suốt đêm từ 21 giờ 30 xuống Ngũ Hành Sơn ( Marble Moutain), nơi tướng Lân đang trú đóng.  Tôi nói chuyện với ông, tôi nói, “Tôi là Hải quân và bàn về chiến thuật của Lục quân.  Nhưng tôi phải nói việc nầy, vì nếu không nói ra, sẽ không còn ai tin tôi nữa trong suốt cuộc đời tôi.” Và  Tướng Lân đồng ý với tôi. Một ý tưởng hay.  Ông Lân lấy xe jeep và chúng tôi đi gặp Tướng Trưởng.

H:  Ông ấy ở đâu, Đà Nẵng?
Đ:  Đà Nẵng, đúng.
H:  Làm thế nào để ông đi Đà Nẵng; đi bằng tàu?
H:  Không, không, lúc đó tôi ở Đà Nẵng.  Tôi xuống gặp Tướng Trưởng và tôi nói,”Thay vì trở lại đường nầy, sao ông không đánh trả lại chúng và đi về Đà nẵng. Ông có thể sử dụng một Sư đoàn bộ binh với một Lữ đoàn thiết kỵ và một Lữ đoàn TQLC.  Ông có thể tìm bất kỳ đơn vị nào. Ông đánh thẳng từ phía sau của địch quân.  Đi đường nầy gần hơn.  Sáng hôm sau, ông sẽ đến Đà Nẵng  với tất cả vũ khí và chiến xa.  Chúng không có thời gian để điều động.” 
Tôi nói tiếp; “Chúng vừa cắt cổ ông và bây giờ ông cắt cổ chúng lại. Tôi biết đây là một ý tưởng lớn cho một quân nhân Hải quân.  Nhưng tôi phải nói, tại sao chạy và mất nguyên sư đoàn cùng toàn thể vũ khí cũng như quân dụng.” Tôi đến gặp Tướng Trưởng và thảo luận với ông đến nữa đêm. Tôi nói thẳng với ông, “Ngay cả đối với một sĩ quan Hải quân, chuyện nầy đáng tức cười. Nhưng tại sao ông không đánh trả.”
Tướng Trưởng nói ông hiểu tôi rất rõ, nhưng ông không thể làm được.  Chuyện đó không làm được. Vì thế tôi trở về và ra lệnh cho duyên đoàn giúp Bộ binh vượt qua cửa đầm.
H:  Tại sao ông ấy không đồng ý với kế hoạch của ông?
Đ:  Ông ấy nói họ không thể thi hành.  Quá nặng nhọc, quá khó.
H:  Ông ấy không nghĩ họ có thể phá vòng vây?
Đ:  Không. Và tôi biết rằng khi họ chạy mà không có địch quân như thế, họ sẽ buông bỏ tất cả vũ khí.  Tôi trở về và bắt đầu thi hành lệnh hành quân.  Tôi chỉ thị duyên đoànnầy giúp đở Bộ binh vượt qua sông. 
Nhưng sáng hôm sau, thay vì vị chỉ huy quân línvà bàn luận kế hoạch với duyên đoàn trưởng, ông tỉnh trưởng bay thẳng vô Đà Nẵng bằng trực thăng. 
Ông tướng chạy ra tàu. Quân lính đến chĩa súng vào đầu duyên đoàn trưởng và bảo, “đưa ghe cho tôi.”
H:  Để qua sông?
Đ: Đúng. Để qua sông và giúp họ. Chỉ huy trưởng Duyên đoàn quá sợ bọn họ, đã mang tất cả ghe ra biển.
H:  Làm sao ông ta làm được khi súng đang chĩa vào đầu ông ta?
Đ:  Vì ông ta không biết phải làm sao. Anh biết đó, với mũi súng như thế.
H: Như vậy chỉ để bảo ông ta phải đi?
Đ:  Đúng.  Bảo ông ta đi ra.  Rồi thì họ bị mắc kẹt ở đây.  Vì vậy tôi bắt đầu lấy trực thăng bay ra đó.  Tôi đi vòng quanh thấy họ bỏ lại dọc đường tất cả chiến xa; và không có người lính nào có vũ khí. 
Họ đã vứt bỏ chúng trên đường đi.  Khi họ đến đây, khoảng một ngàn người, họ không có vũ khí, họ ném bên lề đường ngay cả lúc không bị địch quân tấn công. Vì thế tôi bắt đầu gởi vài cầu nổi để đánh chìm ở đó.  Nhưng việc nầy rất khó làm. Do đó tôi gởi rất nhiều tàu đổ bộ Quân vận đỉnh (LCM) đến đây.  Tôi chỉ huy Bộ binh-lúc nầy Tướng Trưởng giao quyền chỉ huy toán quân vận Bộ binh cho tôi-ra lệnh họ đưa tàu vô đây.  Trong suốt hai mươi bốn giờ họ đã không đưa vô được một tàu nào.  Đó là một vấn đề nữa, sai lầm trong tổ chức.  Họ thay đổi  hệ thống chỉ huy hành quân (OPCON) vào giờ cuối, khi Bộ binh không thể làm bất cứ điều gì, họ giao cho Hải quân.
H:  Họ đã cố gắng làm việc nầy ngay từ đầu nhưng họ không làm được?
Đ:  Không làm được.  Tôi bảo họ hy sinh chiếc tàu và cứ ủi vô, đánh chìm tàu ngay đó, như thế lính có thể bước qua và đổ bộ tàu thứ hai.  Vì bờ biển không được sữa soạn cho tàu đổ bộ.  Bờ biển rất xấu.  Tôi nhận được lệnh đổ bộ LCM bằng mọi cách.  Vì thế chúng tôi đổ bộ, nhưng tàu của Bộ binh – họ không phải là Hải quân, vì thế họ không có kinh nghiệm – họ không thể làm việc đó. Kết quả là tất cả mọi người mắc kẹt ở đó, một ngàn người, với chiến xa và vũ khí. Vì vậy tôi cố gắng rút ra từ phía nầy; rất nhiều người đã thoát khỏi từ Thuận An.  Và từ Thuận An chúng tôi mang ra được khoảng 7,700 người.  Hầu hết lực lượng Địa phương quân không đi được, nhưng Sư đoàn Bộ binh, Sư đoàn I, có một Trung đoàn đi từ hướng nầy và thoát ra. Nhưng hai Trung đoàn khác không đi được.
H:  Như vậy ông mang ra được một Trung đoàn? Tổng cộng 7,700 người, cho cả hai chỗ?
Đ:  Đúng. Chỗ nầy chúng tôi không mang được người nào.  Ngoại trừ một vài người bơi ra.
H:  Chuyện gì xảy ra cho họ?  Có phải Cộng Sản đến từ phía sau họ?  Cái gì xảy ra cho tất cả dân chúng đang mắc kẹt ở đây?
Đ:  CSBV cắt đứt họ.
H:  Ồ, CSBV cắt đứt họ?
Đ:  Đúng, cắt đứt họ.
H: Không có vũ khí hay cái gì hết?
Đ:  Đúng.  Ở đây cũng vậy, chỉ vì Tổng thống bảo chúng tôi phải bảo vệ Huế và rồi tỉnh trưởng bảo rằng mọi người có thể di tản, ông ta không thể kiếm soát tỉnh của ông nữa.  Tất cả những lệnh khác nhau tạo nên sự

hoảng loạn.
H:  Ông nói ông gởi Quân vận đĩnh của Bộ binh vào.  Họ không mang ai ra được sao?
Đ:  Họ không thể ủi bãi.  Vì thế họ không đón được người nào. Lực lượng Hải quân lo cho Thuận An.  Họ đón được tổng cộng tất cả 7,700 người.  Gần nguyên một Lữ đoàn TQLC, và một Trung đoàn Bộ binh, thường dân, cảnh sát, Địa phương quân. Những ai muốn đi ra đều được đón lên tàu.
H:  Cho đến khi Cộng Sản thật sự chiếm thành phố?
Đ:  Đúng. Tôi đưa họ về Đà Nẵng.
H:  Rồi Đà Nẵng bị tấn công? Phải không?
Đ:  Đúng. Sau đó chúng tôi mất Quảng Tín trước và rồi Quảng Ngải.
H:  Hải quân có tham dự trong đó không?
Đ:  Có, chúng tôi đón một Sư đoàn Bộ binh từ Chu Lai.  Hải quân chịu trách nhiệm đón nguyên Sư đoàn từ Chu Lai.  Ở Đà Nẵng chúng tôi đón Sư đoàn 3 và Sư đoàn TQLC.
H: Các cuộc rút lui nầy có trật tự không?
Đ:  Từ Chu Lai, có.  Có vài vụ bắn nhau giữa lính và dân chúng, nhưng chỉ là những vụ nhỏ nhặt. Chu Lai thì tốt.  Tôi nghĩ họ giữ vũ khí của họ.  Ở Đà Nẵng, tôi đưa họ ra từ hai địa điểm và hầu hết họ đều vứt bỏ vũ khí.  Tôi không hiểu tại sao.  Tôi vẫn không hiểu
H:  Từ Chu Lai?
Đ:  Không, từ Đà Nẵng. Sư đoàn TQLC.
H:  Ông phối hợp sự rút lui từ Đà Nẵng.  TQLC được cho là sẽ rút xuống và Hải quân được cho là sẽ gặp TQLC, có đúng vậy không?
Đ:  Đúng.
H:  Có phải TQLC đến đó quá sớm hay chuyện gì khác?
Đ:  Phải. Họ đã ở đó trước khi tàu đến.  Họ đã thi hành trước khi nhận lệnh.  Nhưng tôi cũng đón được hầu hết nguyên Sư đoàn TQLC.
H:  Và ông mang họ về vịnh Cam Ranh?
Đ:  Về Cam Ranh, đúng.  Nhưng họ không muốn ở Cam Ranh và chúng tôi phải mang họ về Sài Gòn.
H:  Tốt, chuyện gì xảy ra cho hai Sư đoàn khác đang bảo vệ Đà nẵng, ông có mang họ ra không?
Đ:  Tôi chỉ đem ra một trung đoàn của Sư đoàn III. Vì chúng tôi không có đủ tàu.  Do đó chúng tôi chỉ mang ra được một Trung đoàn của Sư đoàn III, nơi đó gần Ngũ Hành Sơn.  Hai Trung đoàn khác ở quá xa trong núi chúng tôi không thể mang họ ra.  Nhưng tôi vẫn còn ở lại hai ngày nữa trong vùng nầy. Tôi gởi ghe và tiểu đĩnh vào để đón họ và chúng tôi vẫn còn mang ra một số người của họ.  Nhưng không có trật tự.  Người nào có thể bơi ra, chúng tôi sẽ đón rước họ.  Do đó, có thể một phần ba Sư đoàn III Bộ binh và nguyên Sư đoàn TQLC đi ra, vì Tướng Trưởng muốn tôi đem ra Sư đoàn nầy.
H:  Ông ấy đem hai Sư đoàn Bộ binh kia ra như thế nào?
Đ:  Ông ấy mang Sư đoàn II ra đảo Cù Lao Ré.  Tôi có tàu khác chu toàn cho Sư đoàn II ở đây, từ Chu Lai.  Nhưng Sư đoàn III mắc kẹt nặng vì chúng tôi chỉ đón ra được một Trung đoàn.
H:  Chỉ vì giao chiến?
Đ:  Đúng.  Nhưng Sư đoàn I, không còn bao nhiêu ngoại trừ Trung đoàn ở Huế.
H: Trong trận tấn công  năm 1972, có một Sư đoàn Nhảy dù (ND) được gởi ra Quân đoàn I, có đúng không?
Đ:  Đúng.
H:  Sư đoàn ND ở đâu?
Đ:  Họ dời Sư đoàn ND về Sài Gòn, một hoặc hai tháng trước. Lý do chính để mất Huế là vì họ rút  ND từ Đà Nẵng.  Chúng tôi phải mang TQLC từ Huế về Đà Nẵng để bảo vệ Đà Nẵng, và vì thế  chúng tôi mất Huế.
H: Tại sao họ mang ND về Sài Gòn?
Đ:  Vì Sài Gòn bị đe dọa.  Chúng tấn công Phước Long gần Sài Gòn.  Và chúng tôi phải mang ND về Sài Gòn.
H:  Như vậy ông không còn lực lượng trừ bị nào?
Đ:  Không còn trừ bị.
H:  Thật vậy sao? Giống như trận tấn công năm 1972 phải không?  Ngoại trừ ông không có hai lực lượng trừ bị như ông có năm 1972?
Đ:  Đúng.

H:  Như vậy, lý do của sự rút lui khỏi Huế là vì không có Sư đoàn khác ở Đà Nẵng?
Đ:  Đúng.
H:  Nhưng rồi cuối cùng ông cũng không có được Sư đoàn nào đúng không?
Đ:  Đúng. Và như vậy anh mất tất cả.  Tôi học một bài học xứng đáng từ đó.  Tôi nói với Tướng Trưởng đêm đó, tôi có cảm tưởng, tôi nói tôi phải nói điều nầy với ông.  Và tôi cùng sĩ quan hành quân của tôi đi gặp Tướng Trưởng.  Tướng Lân ở đó và Tướng Trưởng cũng ở đó.  Tôi nói với ông nhiều điều tôi có trong đầu.  Và đây không phải là chuyện mà tôi hiểu.  Tướng Trưởng bảo tôi ông không hiểu điều tôi nói.
H:  Ông ấy bị khủng hoảng tinh thần sau việc đó. Có phải vậy không?
Đ:  Phải.
H:  Ông phải đi ra bằng ghe hoặc  bằng cách gì vào lúc cuối?
Đ:  Đúng, sau khi ông ra lệnh cho tôi triệt thoái Sư đoàn TQLC.  Không, buổi xế trưa ngày 28 tháng ba, ông muốn gặp tôi ở Bộ tư lệnh TQLC trong Ngũ Hành Sơn.  Vì thế tôi xuống đây gặp ông và ông có quyết định nầy. Và ông bảo tôi chờ ông ở Bộ tư lệnh của tôi trước khi tôi đi ra tàu. Như thế, ông dùng điện thoại của tôi gọi Sài Gòn nói với Tướng Viên, nói với Tổng thống Thiệu, ông nói với họ đến 8:30 hoặc 9:00 p.m.  Vì vậy tôi sữa soạn tàu để sẵn sàng rút

lui.  Vào lúc này rất đông dân chúng bắt đàu tràn vào căn cứ Hải quân.  Sự hoảng loạn đã đến Đà Nẵng ngày hôm đó rồi.  Anh không thể kiểm soát thành phố được nữa.  Người lính trở về để lo cho gia đình của họ.  Ngoại trừ Sư đoàn TQLC, gia đình của họ ở Sài Gòn.  Vì thế họ không lo lắng mấy. Nhưng với Sư đoàn Bộ binh, anh có thể đếm có lẽ còn lại một phần tư. Tất cả chạy về nhà. Đây là quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Họ có nhà ở đó, trại gia binh ở đó, trường học ở đó, họ không thể trong một ngày nào đó chiến đấu để tìm lối thoát cho riêng họ mà bỏ rơi gia đình.
Việc nầy không giống như việc anh gởi các Sư đoàn chánh quy qua Đức hay Âu Châu, anh có thể di chuyển nguyên Sư đoàn. 
H:  Đó cũng là một phần của vấn đề ở Huế?
Đ:  Đúng. Và đây là vấn đề chung.  Vì vậy ông ấy quyết định đi ra. Lúc ấy cộng quân bắt đầu pháo kích Bộ tư lệnh của tôi.  Tôi nói Tướng Trưởng vào hầm trú ẩn.  Chúng tôi vào hầm trú ẩn.  Tất cả tướng lãnh đều ở đó, ngoại trừ vị tướng Không quân, ông bay trở lại để mang Sư đoàn ra khỏi bờ biển.  Tướng Thi đi ra tàu, để tổ chức một bộ chỉ huy thứ nhì.  Đại tá Sơn bay ra với Tướng Thi. Và Tướng Trưởng lấy trực thăng để tìm Tướng Khánh, vị tướng Không quân.  Tôi ở trong hầm trú ẩn với Tướng Lân, Tư lệnh TQLC.  Như thế cộng quân bắt đầu pháo kích và phá hủy trung tâm kiểm soát duyên hải, bộ chỉ huy hành quân của tôi.  Vì thế, từ hầm trú ẩn tôi ra lệnh với máy truyền tin.  Dân chúng bắt đầu tràn ngập căn cứ của tôi. Rồi có tiếng súng nhỏ trong căn cứ.  Vì vậy Tướng Lân hỏi tôi có ai kiểm soát bên ngoài, có thể đặc công cộng sản đã có mặt.  Đạn pháo trúng trực thăng chúng tôi, trực thăng của Tướng Lân; trực thăng Tướng Trưởng cũng bị trúng đạn.  Vì thế Tướng Trưởng phải gọi trực thăng tản thương để mang ông đi.  Như vậy chúng tôi mắc kẹt ngay đó và không có phương tiện đi ra.  Tôi có một soái đĩnh (LND: đây là chiếc PCF) với cặp hồ sơ và văn thư của tôi. Tôi đã gởi chiếc tàu cùng với sĩ quan hành quân ra ngoài chiến hạm.

H:  Viên sĩ quan này đã đi trước; anh ấy đã đi rồi?
Đ:  Đúng, với ông Francis, viên Tổng lãnh sự; tôi phải gởi ông ta ra chiến hạm.
H:  Ông ta đi trên chiếc tàu đó?
Đ: Phải. Tôi bảo, “lấy chiếc tàu đó.” Tôi cho ông ta chiếc tàu đó để đi ra chiến hạm với sĩ quan hành quân của tôi. Như thế tôi gởi nguyên bộ tham mưu, nguyên Bộ tư lệnh và SQ tùy viên của tôi ra chiến hạm.  Tôi ở lại một mình với Tướng Lân trong hầm trú ẩn.  Khoảng một giờ sau, nhân viên an ninh bắt đầu bắn nhau với đặc công tại cổng của Bộ tư lệnh. Họ giết bốn đặc công. Đặc công liên lạc vô tuyến với pháo binh của chúng. Đạn pháo kích rớt ngay địa điểm chúng nó gọi.  Tất cả đạn pháo trúng căn cứ của tôi.  Vì thế Tướng Lân nghĩ rằng đây là lúc chúng tôi phải rời khỏi vì không còn gì nữa.  Chúng tôi phải đi ra chiến hạm để lo liệu cho việc rút quân của Sư đoàn TQLC. Và tôi có thể chỉ huy nhiều tàu hơn.  Bộ tham mưu của tôi đã đi trước tôi gần một giờ.  Tôi gởi tất cả đi.  Như thế tôi đi từng phòng để xem còn ai ở lại.  Tôi đến phòng hành quân, ban hành quân.  Có một Trung úy. Anh đang thiêu hủy các hồ sơ kín, tôi bảo anh, “Được rồi, tôi sẽ đi ra bãi biển,” tôi bước ra bãi biển nhưng không thấy chiếc tiểu đĩnh trở lại, mặc dầu tôi đã dặn ông Khuê cố gắng đưa tàu trở lại.  Nhưng ông ấy không thể đưa tàu vào, vì mỗi khi tàu đến gần bờ, nhiều người trên bờ bắn vào tàu.  Như thế tàu phải trở ra.  Vì vậy họ không thể đón tôi được.  Tôi không có trực thăng để bay ra.  Vì thế tôi phải đi bộ đến núi nầy, núi Khỉ (Monkey Mountain). Đó là một núi rất cao.  Chúng tôi phải cố gắng đi đến bên kia núi để tôi có thể gọi người đến đón tôi. Chúng tôi rời khỏi nơi đó lúc gần nữa đêm.
H: Với Tướng Lân?
Đ: Với Tướng Lân, chúng tôi đi bộ.  Như thế tôi bước ra ngoài và tôi bước qua xác bốn đặc công, chết ở cổng.  Chúng tôi đi trên núi đến hai giờ sáng.  Và tôi đi lạc, vì rừng ở núi nầy dày đặc. Lúc hai giờ sáng, tôi quyết định chúng tôi sẽ đi xuống bãi biển có nhiều đá, đi dọc theo bờ biển đầy đá để đến phía bắc của núi.  Lúc 4 giờ, chúng tôi cố gắng gọi máy vô tuyến, nhưng vì tùy viên của tôi giữ ám số nên tôi không liên lạc được.  Một bài học mà tôi học được từ chuyện nầy là đừng bao giờ để tùy viên của anh rời xa anh. Bởi vì khi anh quá bận rộn, người tùy viên giữ tất cả ám hiệu và tần số.
H:  Như vậy anh ta có tất cả?
Đ:  Đúng, và tôi không có ám số liên lạc.  Làm sao tôi có thể gọi tàu được? Tôi với Tướng Lân mắc kẹt trong núi không có cách nào ra.  Nhưng sự lo lắng lớn của tôi là với Sư đoàn TQLC.  Nếu tôi bị Bắc Việt bắt, cũng được thôi. Nhưng Sư đoàn TQLC làm sao đây?
H:  Họ vẫn chưa rút lui được?
Đ:  Không, không.  Cuộc hành quân chưa bắt đầu cho đến năm giờ hoặc sáu giờ sáng.  Như thế khoảng 4 giờ tôi thấy một chiếc ghe.  Chúng tôi bắt đầu gọi chiếc ghe vào và may thay đó là một trong những ghe duyên đoàn của tôi.  Vì đây là bờ biển đầy đá, họ phải quăng dây thừng và áo phao.  Họ phải kéo dây thừng và chúng tôi bơi ra chiếc ghe. Từ ghe, tôi lên chiếc Tuần dương hạm và từ chiếc nầy tôi chuyển qua chiến hạm của tôi.
H: Tàu phòng vệ duyên hải Hoa Kỳ?
Đ:  Tàu Việt Nam. Vào lúc nầy sĩ quan hành quân của tôi đã thi hành lệnh di chuyển Sư đoàn TQLC.  Vì thế tôi nhập hạm, tôi lên tàu.

H:  Như vậy, TQLC rất trật tự?
Đ: Không. Họ bắn vào dân chúng đến gần chỗ lên tàu.  Nhưng ở phía nam đèo Hải Vân họ di chuyển nhanh hơn chúng tôi dự đoán.  Vì khi tàu đến, họ đã ở đó rồi.  Tôi nghĩ rằng họ đã di chuyển trước khi có lệnh.  Và việc đó  rất xấu, rất tệ, rất tệ.
H:  Có trường hợp nào tàu bị đe dọa bởi TQLC, đe dọa sẽ bị chiếm giữ hay tương tự như vậy?  Có phải ở Chu Lai.  Có trường hợp một quả lựu đạn bị ném xuống tàu đổ bộ hoặc việc gì đó không?
Đ:  Có một vài địa điểm lên tàu, ở vài bến cảng. Tôi nghe nhiều sự kiện như thế từ lực lượng đặc biệt của TQLC.  Nhưng không phải trên tàu Hải quân.  Vì chúng tôi phải tịch thu tất cả vũ khí khi họ lên tàu.
H:  Dù sao hầu hết họ đều không có vũ khí phải không?
Đ:  Phải.
H:  Ông  cũng có nhận dân sự chứ?
Đ:  Có, chúng tôi cũng nhận rất nhiều dân sự.
H:  Ông thanh lọc dân sự như thế nào?
Đ:  Chúng tôi chỉ tước vũ khí của họ, vậy thôi.  Ở Chu Lai chúng tôi đem ra 10,500 người.  Ở Đà Nẵng-tôi không có con số-nhưng dù sao chúng tôi đem ra tàu 2,500 TQLC và 1,000 người từ Sư đoàn Bộ binh.  Dù sao, nguyên Sư đoàn TQLC và một Trung đoàn của Sư đoàn III Bộ binh.  Ngoài ra, có thể  tổng cộng 10,000 dân sự. Chúng tôi không thể đánh nhau trên tàu, vì tất cả mọi người trên tàu ngồi chung quanh các khẩu súng.
H:  Có gặp sự chống đối nào của Cộng Sản trong việc di tản không?
Đ:  Không có nhiều, nhưng sự hoảng loạn của dân chúng làm nhiều người chết; họ rơi xuống nước. Đêm hôm qua cộng quân tiếp tục pháo kích và nhiều người đã bị giết.
H:  Ông có sự liên hệ nào với tàu chuyên chở Hoa Kỳ (USNS) đang đến không?
Đ:  Chỉ có một chiếc đến.  Họ tiếp tục gởi đến từng chiếc một, và tàu rất chậm.  Tôi nghĩ họ nên gởi nhiều tàu thay vì một tàu như thế.  Nó tạo nên sự hoảng loạn vì tất cả mọi người đều muốn lên tàu. Thành phố Đà Nẵng đã mất kiểm soát, không còn ai kiểm soát nữa.  Tốt hơn không nên gởi tàu nào đến.  Lúc bấy giờ họ sẽ ở lại và chiến đấu.
H: Phải rồi, tôi có nghe chuyện đó.
Đ:  Rồi họ gởi một tàu và làm cho tôi bị rắc rối.  Tất cả tàu Hải quân không thể chuyên chở tiếp liệu và di chuyển quân sĩ vì thường dân ở trên tàu. Chiến hạm của tôi không thể vào cập cầu để nhận tiếp tế, nhận nhiên liệu. Vì vậy tất cả mọi người phải ở trên tàu của tôi và các ghe duyên đoàn.  Ngay cả họ cũng không thể đón tôi; anh có thể thấy được sự nặng nhọc, khó khăn ra sao.
H:  Ông có sự phối hợp nào với Hoa Kỳ trên tàu đó không?
Đ:  Có, chúng tôi có sự phối hợp từ tòa lãnh sự. Họ gởi người đến phối hợp. Nhưng anh biết đó, khi họ gởi tàu đến và phối hợp như thế, làm thế nào anh có thể kiểm soát?  Vì thế, khi dân chúng chỉ bơi ra và đi ra bằng ghe thuyền sát bên cạnh tàu.  Anh không thể giết họ.  Một khi tàu đầy người, lúc đó tàu mới chạy. Và anh thấy người rơi xuống từ hai bên tàu.
H:  Họ lấy những người nào, bất cứ ai có thể đi ra tàu?
Đ:  Đúng.
H:  Ông có đưa người từ trên cầu đến chiến hạm bằng tiểu đĩnh đổ bộ hay tiểu đĩnh đi vào và ủi bãi?
Đ:  Có.  Tôi  cũng đón người bằng tiếu đĩnh đổ bộ.  Chúng tôi cố gắng hết sức, nhưng khi có quá nhiều người, anh không thể cập cầu được nữa. Họ nhảy xuống và làm chìm tàu.

H:  Tại sao tàu đó không cập cầu?
Đ:  Vì nếu tàu cập cầu sẽ nguy hiểm hơn.  Ông bạn không thể kiểm soát.  Tôi tin rằng có 100,000 người ra bến tàu.  Ai muốn ở và ai muốn đi?  Họ xô đẩy và giết hại nhau. Nhiều trẻ em rơi xuống biển vì người mẹ không thể mang bốn hoặc năm đứa trẻ.  Tôi không hiểu tại sao người ở Sài Gòn không có phản ứng hay làm bất cứ chuyện gì.  Tôi không hiểu việc đó.  Chánh quyền Sài Gòn và Tướng Trưởng có buổi họp. Tướng Trưởng cần giúp đở để kiểm soát dân chúng, không phải đánh giặc, mà kiểm soát dân chúng, như thế ông ấy mới có thể đánh giặc.  Nhưng khi có sự hoảng hốt như vậy, anh không thể đánh giặc được.  Hình như Sài Gòn đang nghĩ về một chuyện gì khác, tôi không rõ, như là Tướng Trưởng có thể tự mình lo liệu việc đó. Vì vậy, tôi không biết ai có ý tưởng gởi tàu Hoa Kỳ đến đó.

H:  Họ chỉ xuất hiện?
Đ: Đúng, họ đến và đón dân chúng.  Chúng tôi có khoảng năm triệu người toàn vùng, họ rời bỏ các tỉnh và đến Đà Nẵng.  Tàu đón rước 3.000 hay 4.000 người và rồi làm chuyến thứ nhì.  Tôi không hiểu việc đó.
H:  Ông có bao giờ nói chuyện với người Hoa Kỳ nào trong thời gian nầy không?
Đ:  Có.  Tôi nói với rất nhiều người.  Nhưng trước tiên họ nói về di tản trẻ mồ côi.  Tôi giúp họ mang trẻ mồ côi ra.  Vì thế tạo nên hoảng loạn và mọi người đều muốn đi.
H:  Như vậy việc thảo luận chính yếu là cho trẻ mồ côi?  Có em nào lên tàu Hoa Kỳ không?
Đ:  Tôi nghĩ có rất nhiều em.  Đêm đầu tiên chúng tôi đưa các em lên xe tải và mang các em ra tàu.  Nhưng đêm sau đó, toàn thể thành phố Đà Nẵng biết về chuyện tàu đến đón dân chúng đi.
H:  Như vậy, có phải tàu thật sự có nhiệm vụ đón trẻ mồ côi không?
Đ:  Phải.  Giống như Đệ thất Hạm đội ngoài khơi Vũng Tàu.  Khi có Đệ thất Hạm đội ở đây sẵn sàng đón người nếu họ muốn đi, người trên đất liền không thể chiến đấu nữa. Bởi vì tàu đã đón một số người nên tất cả mọi người đều muốn đi.
H: Sau khi ông rút lui, ông đến vịnh Cam Ranh?
Đ:  Đúng. Rồi sau đó chúng tôi cũng đưa người từ nơi đó đi.  Vì tất cả tàu của tôi đều đầy người, tôi không

thể để họ ở trên tàu bốn hoặc năm ngày; họ không có gì để ăn, ngay cả không đủ nước uống.  Vì thế, khi tàu đầy người, tôi phải đưa họ lên chỗ nào đó, và tôi hỏi Sài Gòn chỗ nào cho họ lên, Sài Gòn ra lệnh cho tôi đưa họ đến Cam Ranh.  Như vậy tôi gởi người lên các tàu khác; tôi chỉ giữ hai hoặc ba tàu cho tôi. Tôi chuyển tất cả lính Bộ binh và thường dân trên các tàu khác chở họ đến Cam Ranh. Tôi ở lại Đà Nẵng; từ sáng ngày 29 đến sáng ngày 31 ngoài vịnh Đà Nẵng.  Tôi cố gắng đón thêm người.  Có vài người lính đi ra bằng ghe. Tôi cho họ lên tàu.
Tôi ở thêm hai ngày tại Đà Nẵng với Tướng Điềm vì Sư đoàn của ông thiệt hại nặng nhất.  Rồi sáng ngày 31, tôi nhận được lệnh đưa hải đội của tôi  xuôi nam về Qui Nhơn.  Phó đề đốc Minh được chỉ định làm Tổng trấn Qui Nhơn.  Như thế tôi đưa tàu xuống đó và bắt đầu yểm trợ hải pháo.  Rồi tôi  rút Sư đoàn 22 Bộ binh ra khỏi Qui Nhơn. Khi ông Minh không thể làm gì được thêm cho Qui Nhơn, họ rút quân.
H:  Ông đưa họ ra khi nào?
Đ:  Ngày 1 tháng tư.
H:  Họ đi đâu?
Đ:  Chúng tôi rút ra và đưa họ về lại Vũng Tàu.  Vì vậy, tôi mang họ về Cam Ranh. Khi tôi và đoàn tàu đến Cam Ranh, thì lúc bấy giờ Cam Ranh đang di tản.
H:  Ai làm chuyên đó?
Đ:  Các tàu khác thuộc vùng II Duyên hải; Tham mưu trưởng Hải quân ở đó. Ông ra lệnh di tản Bộ tư lệnh vùng II Duyên hải và các đơn vị Bộ binh ở Cam Ranh?
H:  Có phải Đại tá Kiểm?
Đ:  Không phải.  Phó Đề đốc Thủy.  Ông ấy phá hủy toàn thể Bộ Tư lệnh Hải quân vùng II Duyên hải và di tản.  Vì thế, tôi đến Cam Ranh và ở đó thêm một ngày nữa. Rồi tôi được lệnh đưa tàu về Vũng Tàu. Tôi đến Vũng Tàu ngày 4 hay 5 tháng tư.
H:  Có phải Phó Đề đốc Thủy tự quyết định? Trên lý thuyết thuộc quyền chỉ huy của Phó Đề đốc Minh, có đúng không?
Đ:  Không. Ông Minh ở Qui Nhơn.  Khi ông ở Qui Nhơn với tôi một vài ngày, Phó Đề đốc Thủy ra Cam Ranh để lo việc di tản.  Và ông đã phá hủy, ông ra lệnh phá hủy tất cả.  Vì thế, khi ông Minh trở về, mọi chuyện đã xong rồi.
H:  Ông ấy đã không biết chuyện gì xảy ra?
Đ:  Ông ấy không biết gì hết cho đến khi ông trở về Cam Ranh và phát hiện rằng không còn người thủy thủ nào; họ đã đi ra tàu và phá hủy hệ thống truyền tin.
H:  Ông ấy không biết việc đó sẽ xảy ra?
Đ:  Không.  Và như thế chúng tôi di chuyển xuống Vũng Tàu. Ông Minh đến Cát Lái; đó là một căn cứ Hải quân gần Sài Gòn. Và Bộ tư lệnh Hải quân chỉ định tôi thiết lập Bộ chỉ huy của tôi ở Vũng Tàu. Nhưng tôi không còn quyền chỉ huy hành quân với chiến hạm và chiến đĩnh của tôi. Tất cả đơn vị.  Tôi thuộc về hành quân của vùng III Duyên hải và Đặc khu Rừng Sát.  Vì vậy tôi cố gắng phục hồi, sửa chữa tàu và thay thế nhân viên đã thất lạc trên đường từ Đà Nẵng  đến Vũng Tàu.  Tôi ở đó đến tối ngày 28.
H:  Ông làm gì ở Vũng Tàu?
Đ:  Tôi cố gắng tuyển mộ nhân viên, vì tôi mất khoảng một phần ba nhân viên trên đường đi.  Một số đi bằng  tàu của Sơn.  Khi tôi đến Vũng Tàu; một số nhân viên vừa mới chạy về Sài Gòn tìm gia đình. Lúc ở Cam Ranh; tôi đã mất một số nhân viên. Vì thế, tôi cố gắng tuyển mộ nhân viên và sửa tàu đến từ Đà Nẵng.
H:  Ông nói rằng ông không có  quyền chỉ huy hành quân tàu của ông?
Đ:  Đúng. Tôi không có quyền chỉ huy hành quân, chỉ sửa chữa.  Tôi muốn nói về kiểm soát và hoạt động của chiến đĩnh, tôi phải đặt các tàu dưới quyền điều động của vùng III Duyên hải.  Vì ở đây thuộc vùng nầy.  Nhưng tôi vẫn còn là Tư lệnh hành chánh (LND: chịu trách nhiệm về nhân sự, huấn luyện, tiếp liệu, bảo trì và các hỗ trợ khác) các tiếu đĩnh của tôi.  Chúng thuộc về tôi, nhưng dưới quyền hành quân của người khác.  Giống như hạm đội, chiến hạm của hạm đội thuộc vào Đại tá Sơn, nhưng được chỉ định dưới quyền hành quân của tôi.  Bây giờ tôi đặt các đơn vị của tôi dưới quyền Phó Đề đốc Đào về hành quân.  Và chiến hạm của ông Sơn biệt phái cho tôi dưới quyền Đặc khu.
H:  Ngày cuối cùng, ông có gặp Đô đốc Cang ở Sài Gòn không?
Đ:  Không, không hề. Tôi chỉ gặp Đô đốc Cang một lần khi ông trở thành Tư lệnh Hải quân, cho đến khi tôi gặp ông lần nữa ở Indiantown Gap (LND: trại tị nạn ở tiểu bang Pennsylvania). Bởi vì, khi ông nhận chức Tư lệnh Hải quân, tôi ở Đà Nẵng, rồi tôi dời về Vũng Tàu.  Tôi chỉ về Sài Gòn để gặp ông khoảng một giờ; tôi nói chuyện với ông khoảng một giờ.  Và tôi trở lại Vũng Tàu.  Cho đến ngày cuối cùng, tôi không gặp ông.
H:  Ông nói về việc gì khi ông gặp ông ấy?
Đ:  Tôi nói với ông ấy sau khi chúng tôi mất Đà Nẵng. Tôi về Sài Gòn và gặp ông ấy lần thứ nhất từ khi ông làm Tư lệnh Hải quân.  Và tôi nói với ông về việc di tản khỏi Đà Nẵng. Rồi tôi trở lại Vũng Tàu và ở đó cho đến ngày cuối.
H:  Các diễn tiến theo thứ tự thời gian của hai ngày cuối cùng là gì?
Đ:  Ngày  28, đúng rồi. Quốc lộ giữa Vũng Tàu và Sài Gòn bị cắt đứt.  Sư đoàn 3 Bộ binh do tướng Hinh chỉ huy sau khi rút khỏi Đà Nẵng về trấn đóng ở Phước Tuy.  Họ bắt đầu bảo vệ Vũng Tàu.  Sau đó chúng tôi mất Phước Tuy ngày cuối cùng, ngày 28.  Quốc lộ từ thành phố Vũng Tàu đến Sài Gòn bị cắt.
H:  Như vậy ông đã mất liên lạc.
Đ:  Không còn liên lạc được với Sài Gòn.
H:  Ngay cả truyền tin hay cái gì đó?
Đ:  Ồ, truyền tin có.  Nhưng không phải bằng đường bộ.  Đêm đó, ngày 28, Tướng Hinh đến căn cứ Hải quân. Vẫn còn rất nhiều trực thăng, trực thăng Hoa Kỳ, bay giữa Sài Gòn và Hạm đội Hoa Kỳ; và rất nhiều trực thăng Việt Nam đến Vũng Tàu.  Tôi biết được Biên Hòa cũng đã di tản.  Biên Hòa rất gần Sài Gòn, 20 dặm.  Không phải, tôi xin lỗi, đó là đêm 27 rạng sáng 28.  Sáng ngày 28, cộng quân bắt đầu pháo kích nặng nề căn cứ hải quân và thành phố Vũng Tàu.  Và họ tiếp tục pháo.  Phó Đề đốc Đào và tôi thảo luận và ông cảm thấy tôi nên đi ra chiến hạm còn ông sẽ ở lại  trên bờ đến giờ cuối. Bởi vì ông bảo,”Tôi là tư lệnh hành chánh không có trách nhiệm về hành quân.  Và nếu cả hai cùng ở trên bờ, điều đó không có ích.”  Tôi nên ra ngoài chiến hạm và ở đó, duy trì liên lạc với ông ấy để xem chúng tôi có thể làm gì được. Tôi ra ngoài chiến hạm, địch quân tiếp tục pháo kích.  Rồi ông ra lệnh cho căn cứ di tản ra chiến đĩnh.  Ông đi ra chiến hạm lúc 1300 hoặc 1400 giờ.  Chúng tôi ở đó trên HQ 802 cho đến nửa đêm.  Tôi thảo luận với ông về việc chúng tôi sẽ làm. Tất cả phi cơ và trực thăng bắt đầu đi khỏi Sài Gòn.  Tôi gọi Bộ tư lệnh Hành quân Biển.
H:  Đó là Phó Đề đốc Chí?
Đ:  Ông Chí không có ở đó. Tôi nói với một sĩ quan thâm niên.  Tôi nói với một Đại úy ở Trung tâm Hành quân Biển, “Bây giờ có lệnh nào cho chúng tôi rời khỏi Vũng Tàu không.”  Anh ấy nói, “không có lệnh nào.” Vì thế tôi thảo luận với Phó Đề đốc Đào và ông ấy quyết định chúng tôi sẽ rút lui, cho đến khi chúng tôi nhận lệnh mới.  Hình như có chuyện gì xảy ra ở Sài Gòn mà chúng tôi không biết.  Chúng tôi không thể tiếp xúc được  người nào, Đại tá Khuê, Phó Đề đốc Chí.
H:  Luôn cả Đô đốc Cang?
Đ:  Đúng, vì tôi chỉ giao dịch với Hành quân Biển, không trực tiếp với Tư lệnh Hải quân.  Nhưng hình như có chuyện gì xảy ra ở Sài Gòn.  Vì vậy chúng tôi đành phải di tản.  Tôi nói, “Hạm trưởng cứ tiến hành vì tàu chúng ta quá chậm, cứ rút ra ngoài.”
H:  Lúc đó ông có bao nhiêu tàu ngoài khơi Vũng Tàu?
Đ:  Dưới quyền chỉ huy của tôi chỉ có HQ 802, vì chiến hạm khác dưới quyền Phó Đề đốc Đào.
H:  Vậy thì thật ra chỉ có hai chiếc?
Đ:  Đúng, HQ 802 và vài chiếc Hải vận hạm (LSM), Dương vận hạm (LST), vài chiếc nữa. Chiếc HQ 802 nầy thuộc về tôi ở ngoài Đà Nẵng và về đến Vũng Tàu với tôi. Tôi được chỉ định, ông bạn có thể gọi, là sĩ quan thâm niên hiện diện ngoài biển.  Và tôi có thể quyết định tàu nào đi đâu.
H:  Ông có bắn không?
Đ:  Có. Chúng tôi dùng một chiếc Hộ tống hạm (PCE) để bắn vào bờ sáng hôm đó.  Vì tất cả tàu, hải vận hạm, Dương vận hạm và hầu hết các tàu tuần tiểu khác đã bắn vào Bình Tuy, phía bắc Vũng Tàu. Họ đã thi hành nhiệm vụ tác xạ ở đó.
H:  Xuân Lộc cách Vũng Tàu bao xa.  Khá xa có phải không?
Đ:  Không xa lắm.Khoảng 60 hay 70 cây số.  Như thế sáng hôm sau chúng tôi nghe rằng Tướng Minh đầu hàng.
H:  Ông đi đâu khi ông rời Vũng Tàu?
Đ:  Hướng về vịnh Subic. Nhưng chúng tôi vẫn chưa quyết định đi đến vịnh Subic.  Chúng tôi đi ra vì tàu chúng tôi rất chậm, Cơ xưởng hạm (ARL) chạy 7 hải lý/giờ.  Vì thế chúng tôi cố nghe Sài Gòn để biết việc gì xảy ra.
H:  Đó là tàu nào; tên cũ của Hoa Kỳ là gì?
Đ:  USS Satyr.
H:  Ồ, đó là chiếc ông có ở Đà Nẵng?
Đ:  Đúng, đúng.
H:  Ồ, tôi hiểu rồi.
Đ:  Như vậy chúng tôi đi ra.  Chúng tôi mất năm ngày bốn đêm để đến Subic.
H: Chỉ có hai ông, chỉ có hai tàu?
Đ:  Chỉ có HQ 802 mà thôi.
H:  Ồ, chỉ có chiếc của ông thôi; việc gì xảy ra cho Phó Đề đốc Đào?
Đ:  Ông Đào ra đến tàu và cũng ở trên tàu với tôi.
H:  Ồ, tôi nghĩ ông ấy ở trên một chiếc tàu khác.
Đ:  Không, ông ấy ở trên tàu tôi.
H:  Có nhiều người trên tàu ông không?
Đ:  Không, tổng cộng khoảng 600 người, gồm có thủy thủ đoàn và gia đình và vài người bên Bộ binh từ Vũng Tàu.
H:  Như vậy ông có biết gì về đoàn tàu đi đến Côn Sơn không?
Đ:  Không. Sau đó tôi nghe trên vô tuyến.  Và họ báo cáo hình như họ đi ra tất cả đêm hôm đó.  Chúng tôi biết họ đi ra.  Nhưng đội hình như thế nào, ai có thể đi ai không thể, chúng tôi không biết chi tiết cho đến khi chúng tôi tới đây.
H:  Ông là chiếc tàu đầu tiên đến Subic?
Đ:  Không, chiếc thứ nhì.  Khi chúng tôi đến đây, đã có một chiếc Hải vận hạm, Hải vận hạm 400.
H:  Rồi chiếc thứ ba là của Phó Đề đốc Minh phải vậy không?
Đ:  Có thể.
H:  Đó là một trong những chiếc đầu tiên, tôi nghĩ.  Như vậy ông không biết gì về kế hoạch di tản?
Đ:  Không.  Tôi không ở Sài Gòn những ngày cuối cùng.  Không có lệnh, không có dự trù.  Vì chúng tôi lo lắng về việc tạo ra hoảng loạn nên chúng tôi không thể soạn thảo bất kỳ kế hoạch nào cho đến lúc cuối.  Rồi chúng tôi cố gắng thi hành như thế.  Tôi không biết họ làm gì ở Sài Gòn nhưng Phó Đề đốc Đào và tôi ở Vũng Tàu, chúng tôi chờ đến  giờ cuối và rồi đó là câu hỏi về cơ hội.  Vì không phải là chúng tôi không thể làm, nhưng vì chúng tôi sợ tạo nên hoảng loạn trong nhân viên Hải quân, Lục quân cũng như dân sự. Anh thử tưởng tượng việc gì sẽ xảy ra nếu chúng tôi di tản gia đình Hải quân ra tàu.  Cả thành phố sẽ bị khích động. Và như thế lính Bộ binh, họ sẽ không chiến đấu.
H:  Sư đoàn I Bộ binh đang bảo vệ Vũng Tàu, đúng không?
Đ:  Sư đoàn III.
H:  Họ đóng ở Vũng Tàu?
Đ:  Ở Bình Tuy. Vũng Tàu không được bảo vệ.  Chúng tôi không có súng hay cái gì hết.  Không chiến xa, không súng.  Sư đoàn III vừa mới được tái lập ở Bình Tuy, phía bắc Vũng Tàu, được giao cho súng nhỏ, không có súng lớn. Vì thế khi họ bị ném trở lại Vũng Tàu, tôi nghĩ, họ được trợ lực bởi hai hoặc ba Tiểu đoàn Nhảy dù.  Chúng tôi có Nhảy dù.  Nhưng không phòng vệ được nhiều.
H:  Các người lính đó có di tản không; chuyện gì xảy ra cho họ?
Đ:  Tôi nghĩ là tôi đã gặp vài người của họ ở Fort Chafee.  Vài người thoát ra bằng ghe và được vớt bởi Đệ thất Hạm đội.  Nhưng hầu hết, không phải vì họ muốn đi Hoa Kỳ, tôi nói chuyện với họ được biết vì khi bị bao vây họ phải rút ra.  Và khi họ thấy Đê thất hạm đội đón họ, họ nghĩ “Được rồi, người ta sẽ đổ bộ chúng mình ở hướng Nam.”  Nhưng khi họ được đưa lên đảo Guam, vài người trong bọn họ muốn trở lại Việt Nam.  Tôi nói chuyện với họ, ngay cả sĩ quan.  Họ rút ra khỏi Vũng Tàu và họ lên bờ ở Guam.
H:  Lúc đó gia đình ông ở đâu?

Đ:  Gia đình tôi ở Vũng Tàu.
H:  Ông đã gởi họ vô nam hai tháng trước?
Đ:  Không, ba mươi sáu giờ trước khi Đà Nẵng sụp đổ.  Tôi không muốn gởi gia đình tôi đi trước quá sớm vì tôi không muốn nhân viên của tôi hoang mang.  Tôi di chuyển thân nhân gia đình từ từ, rất im lặng vào ban đêm.  Và tôi vẫn giữ vợ tôi ở Đà Nẵng.  Nhưng khoảng ba mươi sáu giờ trước khi Đà Nẵng thất thủ, tôi đưa họ lên chuyến bay hầu như cuối cùng của Air America.  Tôi gởi họ về Sài Gòn và họ ở đó trong một nhà di động (trailer) trong Hải quân Công xưởng; tôi không có nhà ở Sài Gòn.  Tôi không có gì hết.
H:  Làm thế nào ông có nhà di động ở đó?
Đ:  Ồ, nhà di động  của chánh phủ.
H:  Họ cung cấp?
Đ:  Đúng.  Họ cho tôi ở Đà Nẵng.  Tôi gởi về Sài Gòn, vì khi tôi về Sài Gòn họp, tôi có chỗ ở.  Vì thế tôi để gia đình tôi ở trong nhà di động trong Hải quân Công xưởng.
H:  Ồ, như vậy ông có  trailer ở đó một thời gian rồi?
Đ:  Đúng.  Vì thế tôi để họ ở đó. Ngày 27, tôi chờ ở Sài Gòn.  Tôi có gia đình ở đó.  Tôi nói chuyện với Tướng Smith, ông ấy là trưởng văn phòng tùy viên quốc phòng (DAO).  Tôi hỏi về tình hình, về kế hoạch.  Và như thế ông ấy nói ông có thể giúp nếu tôi muốn đưa gia đình đi Hoa Kỳ.  Nhưng tôi luôn bị kẹt ở Vũng Tàu, vì thế tôi không biết làm sao để giải quyết vấn đề.  Cho đến ngày cuối, ngày 27, khoảng trưa, cộng quân cắt đứt quốc lộ từ Vũng Tàu về Sài Gòn.  Tôi cảm thấy gia đình phải ở với tôi, vì nếu đường này bị họ cắt, tôi phải chiến đấu ở Vũng Tàu. Và nếu Sài Gòn bị bao vây như Nam Vang, tôi biết sẽ rất phức tạp cho gia đình tôi.  Tôi lấy một trực thăng và bay về Sài Gòn trong vòng hai giờ hay một giờ rưỡi.  Tôi làm một chuyến đi nửa giờ đón gia đình tôi và đưa họ về Vũng Tàu.  Thời gian tôi bay về mất khoảng một giờ rưỡi.  Tôi nhìn căn cứ Hải quân Vũng Tàu và tất cả các tàu đang đi ra biển.
H:  Họ đã đi ra?
Đ:  Đúng, vì họ bị pháo kích ở căn cứ.  Vì thế tôi đưa gia đình tôi xuống bờ biển đối diện Vũng Tàu ở nhà Tướng Nhựt, trực thăng đáp họ xuống đó, tôi để họ ở đó. Tôi biết Vũng Tàu sẽ bị tấn công đêm đó. Vì vậy tôi đưa gia đình tôi ra trên một Duyên tốc đĩnh (PCF); họ ở trên Duyên tốc đĩnh tuần tiểu bên ngoài. Tôi ở trong căn cứ.  Sáng ngày hôm sau là sáng ngày 28.  Khoảng 8 giờ tôi gọi chiếc PCF mang gia đình tôi vào.  Họ không thoải mái vì em bé bị say sóng.  Tôi muốn họ vào để nghĩ ngơi một chút.  Chiếc PCF tiến đến gần.  Tôi trông thấy vợ và con tôi.  Rồi cộng quân bắn vô chiếc tàu.  Vì phía bên kia sông cũng rất gần, họ có thể thấy chiếc PCF đi vào.  Và họ bắt đâu pháo kích  Duyên đoàn và chiếc PCF.  Tôi thấy  con tôi, gia đình tôi ở đó. Vì thế tôi gọi máy vô tuyến và bảo “rút ra, chạy ra ngoài biển, đừng đi vào .”  Do đó chiếc PCF mang gia đình tôi ra biển, ở bên ngoài quanh Vũng Tàu.  Sau đó, Phó Đề đốc Đào quyết định chúng tôi nên tách ra làm hai, nhưng không có tàu đưa tôi ra ngoài vì tất cả tàu đã đi ra ngoài.  Vì thế Tướng Nhựt Tư lệnh Sư đoàn II Bộ binh cũng đang ở Vũng Tàu, ông lái xe đưa tôi về nhà nơi ông có sẵn trực thăng. Lúc ấy trực thăng của ông đang cất cánh vì có quá nhiều đạn pháo bay đến. Tôi giơ tay vẫy, viên phi công đáp xuống và rước chúng tôi. Trực thăng đưa chúng tôi ra một xà lan của “Alaska Barge Co”.  Đó là một xà lan lớn và đang di chuyển bên ngoài.  Trực thăng ngừng ở đó.
H:  Có ai trên xà lan không?
Đ:  Không, không, chỉ có xà lan, một xà lan trống. Trực thăng bỏ chúng tôi ở đó. Tôi thấy một PCF bên cạnh, chiếc PCF bất khiển dụng.  Người ta bỏ rơi nó; lính Hải quân bỏ tàu ở đây vì không còn sử dụng được.  Phía bên kia sông, cộng quân thấy một chiếc trực thăng đáp xuống xà lan với vài người đi tới đi lui.  Họ bắt đầu pháo kích xà lan.  Thời điểm đó, tôi có kinh nghiệm hơn, tôi có máy vô tuyến bên mình.  Tùy viên của tôi ở Sài Gòn.  Vì thế tôi gọi Tham mưu trưởng của tôi, đang  ở trên một trong các tiểu đĩnh, ông gởi một tàu nhỏ đến đón chở tôi về HQ 802.
H:  Gia đình của ông ở đâu?  Họ cũng đi trên tàu nhỏ?
Đ:  Đúng.
H:  Ông gọi PCF?
Đ:  Đúng. Tôi gọi chiếc PCF khác mang gia đình đến chiến hạm.
H:  Việc gì xảy ra cho các tàu khi người ta rời tàu lên chiếc Cơ xưởng hạm? Việc gì xảy ra cho những chiếc tàu nầy; có phải người ta thả trôi chúng hay không?

Đ:  Mỗi chiếc có cách thức khác nhau.  Như chiếc HQ 802, chúng tôi không nhận dân sự, ngoại trừ quân nhân và thân nhân của họ.  Nhưng với tàu Trung Hoa (LND: Đài Loan), dân sự chỉ cần cập vào và đi thẳng lên tàu.  Với Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ, tôi nghe rằng trước hết ông bạn phải ở trên một xà lan.  Bỏ tất cả súng xuống, cởi bỏ quân phục trên xà lan, và họ sẽ đưa ông bạn lên tàu.
H:  Có một tàu Trung Hoa tham dự phải không?
Đ:  Tôi nghĩ Trung Hoa có hai tàu ụ nổi (LSD) đến. Và tàu buôn, họ cũng đón rất nhiều người.  Việc đó tùy thuộc vào thuyền trưởng. Cái gì ông ấy cảm thấy cần phải có cho tàu của ông ấy.  Nhưng không có sự kiện gì lớn lao khi chúng tôi rời Vũng Tàu.
H:  Ông có tiếp xúc nào khác với người Hoa Kỳ ngoài Tướng Smith không?
Đ:  Tôi chỉ gặp ông ấy vì tôi đi với Tướng Hinh, Chúng tôi vừa mới về, Tướng Hinh gặp chào ông ấy.  Nhưng việc đó đã một tuần hay mười ngày trước.  Tôi gặp ông Francis một lần khi chúng tôi về Sài Gòn.  Và ông ấy rời Sài Gòn rất sớm để về Hoa Kỳ.  Vì thế, tôi không gặp ông ấy nữa cho đến khi tôi tới đây.
H:  Ông ấy ở đây?
Đ:  Đúng, ông ấy hiện ở đây.  Ngoài ra, không có sĩ quan Hoa Kỳ.  Ngoại trừ chúng tôi đón một người Hoa Kỳ từ Vũng Tàu.  Tôi quên tên anh nhưng Tướng Hinh biết anh ta.  Anh ta chịu trách nhiệm về việc mang Thiếu sinh quân ra khỏi Vũng Tàu, ông bạn gọi họ là gì, họ là cô nhi của quân nhân. Nhưng chúng tôi không thể làm gì được, vì anh ta đến gặp Tướng Hinh quá muộn. Cộng quân bắt đầu pháo kích Vũng Tàu và chúng tôi không thể tổ chức được gì hết.
H:  Ông có biết anh ta trước đây?
Đ:  Có, tôi gặp anh ta một lần; anh có đến căn nhà di động của tôi một lần khi tôi về Sài Gòn họp.  Tôi không nhớ khi nào, một năm trước, mười tám tháng trước.  Một lần, vì anh đến Hải quân Công xưởng gặp ai đó.  Và rồi người sĩ quan mà anh muốn gặp là một sĩ quan ngày trước của tôi. Anh đến gặp , ngồi nói chuyện với tôi.  Ồ phải rồi,  và anh có đến Đà Nẵng một lần.  Có vậy thôi.  Và lần cuối tôi gặp anh trước văn phòng của Tướng Smith.
H:  Có phải Tướng Smith ở văn phòng tùy viên quốc phòng?
Đ:  Đúng, ông là trưởng văn phòng tùy viên quốc phòng.
H:  Ông được thăng cấp Phó Đề đốc khi nào?
Đ:  1972, sau cuộc tấn công, Tháng mười một năm 1972.
H:  Có phải một nhóm các ông được thăng cấp không?
Đ:  Năm người.
H:  Và có một đợt thăng cấp năm 1970?
Đ:  Không, 1972 và rồi 1974.  Năm 1970 không có. Tôi nghĩ năm 1970 chỉ có Đô đốc Tánh. Chỉ có một người. Ông ấy trở về từ Bộ binh và trở thành Tư lệnh phó Hải quân. Như thế từ năm 1970, chúng tôi có hai tướng lãnh, Tư lệnh và Tư lệnh phó.  Và rồi năm 1972 chúng tôi có một cuộc thăng cấp lớn với năm Phó Đề đốc.
H:  Nhưng bốn hoặc năm ông khác thăng cấp khi nào?
Đ:  1974. Phó Đề đốc Minh, Phó Đề đốc Châu, Phó Đề đốc Đào, Phó Đề đốc Phú và một người nữa.  Tôi có danh sách.  Tôi không biết.  Anh có quan tâm về danh sách các Phó Đề đốc và ngày thăng cấp không?
[LND: danh sách thăng cấp Phó Đề đốc nhiệm chức có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 4 năm 1974 theo thứ tự như sau: Vũ Đình Đào, Nguyễn Thanh Châu, Nghiêm Văn Phú và Hoàng Cơ Minh (điện văn 129009_R 181006Z MAR 74_FM AMEMBASSY SAIGON)]
H:  Có, việc đó rất hữu ích. Tôi có thể làm một bản sao và gởi lại ông bản chánh không?
Đ:  Không cần, tôi cho anh, tôi có một bản sao.  Và tin tức liên quan đến tiểu sử của tôi.
H:  Tốt lắm.
Đ:  Anh có biết ông Armitage?
H:  Tôi nói chuyện với ông ấy qua điện thoại và tôi hy vọng sẽ phỏng vấn ông ấy, nhưng ông ấy thường vắng nhà.  Thật sự tôi đã nói chuyện với Phó Đề đốc Minh.  Ông ấy nói sẽ về nhà cuối tuần nầy và ông sẽ ở với ông Minh.  Hình như ông ấy độc thân.  Ông ấy ở khách sạn, vì thế ông ấy sẽ ở với Phó đề đốc Minh và như vậy tôi có thể nói chuyện với ông ấy tuần tới.
Đ:  Đúng rồi, ông ấy nói tiếng Việt rất giỏi.  Ông ấy độc thân?
H: Phó đề đốc Minh nói như thế.
Đ:  Đúng, cái đó ông Minh cũng có nói với tôi.  Vì thế tôi muốn hỏi ông bạn cho chắc chắn. Ở Việt Nam ông ấy sống một mình.
H:  Chuyện đó hình như đúng. Tôi mong muốn gặp ông ấy, ông ấy có vẽ hiểu biết nhiều. 
Khi ông di tản khỏi vùng I, ông không có thời gian để phá hủy  bất cứ cơ sở nào phải không?
Đ:  Chúng tôi phá hủy tất cả Đài kiểm báo, kết quả rất tốt.  Ngay cả cái cuối cùng ở Đà Nẵng, chúng tôi làm rất tốt.  Bởi vì đây là thời điểm cuối, Hải quân vẫn ở lại cho đến giờ phút cuối, họ nói đó là công việc tốt và tôi rất hãnh diện về họ.  Trong Bộ tư lệnh Hải quân ở Đà Nẵng, chúng tôi phà hủy vài dụng cụ ở Trung tâm Hành quân (CIC:Combat Information Center).  Tất cả dụng cụ truyền tin. Chúng tôi thiêu hủy hồ sơ kín.  Một số hồ sơ kín được sĩ quan hành quân của tôi xé nát và ném xuống nước.  Tôi không hiểu sao anh ấy làm như vậy thay vì đốt.  Tôi không biết.  Có thể vì anh ấy không muốn gợi sự chú ý vì có quá nhiều người, khoảng 10,000 người dân sự trong khu vực của chúng tôi.  
Tôi nghĩ họ làm rất tốt, ngoại trừ vài vũ khí nhỏ của căn cứ.  Không nhiều lắm, vì anh biết đây là Bộ tư lệnh. Vài vũ khí nhỏ chỉ huy trưởng căn cứ Hải quân không phá hủy. Nhưng không nhiều, một tá súng tiểu liên.
H:  Không có chiến đĩnh nào bị tịch thu ở vùng I.  Tất cả chiến đĩnh đều đi hết?
Đ:  Không có.  Ngoại trừ một ít đang đại kỳ. Chúng tôi không thể mang chúng ra.  Có vài chiếc chìm ngoài biển, như giang tốc đỉnh (PBR).  Chúng tôi mang tất cả ra, nhưng một số chìm trên đường đến Vũng Tàu vì biển động, sóng lớn. Ngoại trừ căn cứ tiếp vận ở Đà Nẵng.  Chúng tôi không thiêu hủy nó, vì không muốn tạo hoảng sợ cho dân chúng.  Họ đã hoảng sợ rồi.
…………………………………………………………………………………………………………………
H:  Nhảy dù họ không có ở đây đúng không? Họ đã rút lui phải không?
Đ:  Phải, họ đã rút về Sài Gòn. Tôi có thể nói với anh là Nhảy dù tốt nhất, vẫn còn tốt nhất.  Nếu ông bạn lấy người tệ nhất của Nhảy dù đưa qua Bộ binh, anh ta sẽ là người tốt nhất.  Và rồi tôi thấy một khuyết điểm. Họ làm việc rất tốt khi ông bạn giao phó nhiệm vụ cho họ, sĩ quan và  lính. Vài tháng trước khi Đà Nẵng thất thủ, dưới quyền tôi có một Đại đội Nhảy dù. Dưới quyền chỉ huy hành quân của tôi. Họ làm việc rất, rất tốt.  Nhưng rất tiếc là chúng tôi chỉ có một Sư đoàn.
H:  Họ có đánh ở Xuân Lộc.  Có phải đó là đơn vị ở Xuân Lôc?
Đ:  Phải rồi.  Nếu họ có phải rút lui ở một nơi nào đó, có nghĩa là nơi đó rất nặng.  Quá nặng cho họ giải quyết.  Họ có mặt khắp mọi nơi.  Thử hỏi, anh có bao giờ nghe điều gì xấu về lính Nhảy dù Việt Nam hay chưa?
H:  Như vậy TQLC họ không hề tái tổ chức trở lại.  Tôi muốn nói sau khi họ rút lui từ vịnh Cam Ranh và tôi đoán họ đến Vũng Tàu?
Đ:  Có. Và họ được chia ra dọc theo quốc lộ 15.  Nhưng tôi không nghĩ họ thi hành lệnh một cách nghiêm chỉnh.  Vì mấy tuần lễ cuối thì mọi người đều hoảng hốt.  Và tôi không nghĩ vị tướng tư lệnh kiểm soát chặt chẽ quân sĩ của ông ấy.
H: Tướng Trưởng có yêu cầu quân sĩ từ vùng châu thổ hay ông ấy yêu cầu Sư đoàn Nhảy dù yểm trợ Quân đoàn I?
Đ:  Ông cố gắng tranh đấu hết mình để giữ cho họ không bị rút đi từ Quân đoàn I.  Nhưng không được chấp thuận. Vì thế tôi không nghĩ họ sẽ để cho ông ấy mang Nhảy dù về lại.
H:  Có phải ông chở họ về Sài Gòn?
Đ:  Phải. Dương vận hạm (LST) và cả phi cơ C-130.
H:  Có phải Hải quân lấy ra khoảng phân nữa hoặc bao nhiêu phần trăm quân sĩ?
Đ:  Hầu hết các vật liệu, tất cả dụng cụ bằng đường biển. Về quân số một nữa bằng đường biển, một nữa bằng phi cơ.
H:  Không có viện binh cho Quân đoàn I?
Đ: Không.
H:  Tôi đoán đó là tất cả mọi chuyện.  Buổi nói chuyện thật sự đáng giá.
__________________________________________________________________________

TIỂU SỬ

– Ngày và nơi sinh: 19 tháng 11 năm 1933 tại Ô Môn, tỉnh Cần Thơ
– Ngày nhập ngũ: 5 tháng 3 năm 1954. Khóa 4 trường Sĩ quan Hải quân Nha Trang. Số quân: 53/700008
– Ngày mãn khóa: tháng 12 năm 1954, mang cấp bậc HQ Thiếu úy. Sĩ quan hiện dịch.
– HQ Trung úy năm 1956, Trưởng phòng Truyền tin. Cùng năm được chọn làm sĩ quan tùy viên cho Tổng thống Ngô Đình Diệm.
– Tháng 9 năm 1957, du học khóa General Line trường US Naval Postgraduate School, tại Monterey,CA và khóa Instructor tại San Diego, California, Hoa Kỳ. Mãn khoá tháng 7 năm 1958.
– Tháng 9 năm 1958, Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Bổ túc Hải quân.
– Tháng 8 năm 1959, Trưởng phòng Nhân viên & Hành chính BTL/HQ.
– HQ Đại úy năm 1960, Hạm trưởng Hộ tống hạm Tuỵ Động HQ 04.
– HQ Thiếu tá năm 1962, trở lại chức Trưởng phòng Nhân viên & Hành chính Bộ Tư lệnh Hải quân.  
Cùng năm du học khoá Cao cấp Quản trị Nhân viên tại bộ Hải quân HK, Washington DC.
– Chỉ huy trưởng căn cứ Hải quân Nha Trang từ ngày 7 tháng 11-1963.
– Chỉ huy trưởng Vùng 2 Duyên hải đầu năm 1965.
– HQ Trung tá đầu năm 1966, Chỉ huy trưởng Sở Phòng vệ Duyên hải.
– Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải cuối năm 1969.
– HQ Đại tá nhiệm chức đầu năm 1970
– HQ Đại tá thực thụ ngày 01/01/1971
– Phó Đề đốc nhiệm chức 01/11/1972
– Phó Đề đốc thực thụ ngày 16/03/1974
Huy chương:
– Đệ tứ đẳng Bảo quốc Huân chương
– Hải quân Huân chương Đệ nhứt đẳng
– Hải dũng Bội tinh với Mỏ neo vàng
– Biệt công Bội tinh
– Anh dũng Bội tinh đủ loại (5 lần với nhành dương liễu).
– Bronze Star với Combat V do HQHK tặng thưởng (2 lần)

Nguồn: https://hosovnch.blogspot.com/2024/04/ho-van-ky-thoai-ngo-quang-truong-bui.html

One thought on “HẢI QUÂN và những ngày cuối cùng của VÙNG I CHIẾN THUẬT – PHỎNG VẤN PHÓ ĐỀ ĐỐC HỒ VĂN KỲ-THOẠI

  1. Rốt cuộc ông nào cũng từ chối trách nhiệm TQLC thì nói Hải Quân chậm trể lệnh Hành quân triệt thoái đến 24 giờ theo như ông Cang Tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 7 TQLC viết, bây giờ ai cũng chết hết rồi Ông Thoại không nói vụ những chiếc Tàu Hải Quân thẻ lềnh bềnh xa bờ không cho lính xuống Tàu sớm trong lúc đợi 5 tiếng đồng hồ trên bờ biển của Lữ Đoàn 147, ông Trưởng thì viết khác vì lệnh ông Thiệu phải bỏ Huế binh sĩ tan rã hết lấy gì chiếm lại Huế ?./

    Like

Leave a comment